Trưng bày Sông Hồng cuộn sóngnhắc nhớ những hy sinh gian khổ của quân,ẹnnguyênkýứcNgàygiảiphóngthủđôtrongtrưngbàySôngHồngcuộnsótrade dân thủ đô, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ. Qua đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa" để thế hệ trẻ hôm nay càng thêm "giữ lửa truyền thống - tiếp bước tương lai", góp phần dựng xây Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Tái hiện 60 ngày đêm kiên cường chiến đấu
Trưng bày được thể hiện qua 2 nội dung: Trường kỳ kháng chiến vàNgày về lịch sử. Trường kỳ kháng chiếnđã tái hiện không khí quân và dân thủ đô hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, trong suốt 60 ngày đêm kiên cường chiến đấu "giam chân" địch trong lòng thành phố, lập nên những chiến công hào hùng, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
Trung tướng Vương Thừa Vũ, nguyên Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội, từng thuật lại: "Tại thời điểm đó, khắp nơi nhân dân khẩn trương khuân bàn ghế, tủ chè, sập gụ, quầy hàng, hương án, hòm xiểng và hàng trăm đồ đạc quý giá khác quăng ra đường. Anh em tự vệ nổ mìn, chặt cây, ngả cột đèn chắn ngang đường phố làm chướng ngại hàng cây số để cản trở cơ giới của giặc. Công nhân xe lửa, xe điện đánh đổ đầu tàu, toa tàu để ngăn cản các ngả đường Cửa Nam, Khâm Thiên, phố Huế".
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, thực dân Pháp đã chiếm ngay nhà tù Hỏa Lò, sử dụng để giam giữ các nhân sĩ yêu nước như: Ngự tiền Văn phòng Phạm Khắc Hòe, luật gia Vũ Văn Hiền, GS Hoàng Xuân Hãn, bác sĩ Trần Văn Lai...
Bà Đỗ Hồng Phấn, nhân chứng lịch sử, cho biết tuy phải sống trong "mưa bom, lửa đạn" nhưng cờ đỏ sao vàng luôn bất ngờ xuất hiện trong thành phố. Người Hà Nội vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, góp tiền, góp sức ủng hộ kháng chiến. Biệt động nội thành tổ chức tập kích sân bay Gia Lâm, sân bay Bạch Mai. Những học sinh kháng chiến chung sức đồng lòng, làm dấy lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ; tổ chức bãi khóa, văn nghệ ủng hộ kháng chiến...
Tại nhà tù Hỏa Lò, ngay trong sào huyệt ngục tù của kẻ địch, chi bộ Đảng nhà tù đã ra đời, mở ra một giai đoạn mới. Các đảng viên nòng cốt được anh em tín nhiệm bầu làm bí thư chi bộ như Lê Đình Cầu, Nguyễn Ngọc Kiền, Nguyễn Hữu Thỏa (tức Nguyễn Tiến Hà)…
Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, các cuộc đấu tranh tuyệt thực, vượt ngục diễn ra có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lên kế hoạch cụ thể như cuộc vượt ngục của 16 tử tù chính trị (đêm 24.12.1951), cuộc tuyệt thực (ngày 3.1.1952)...
Xúc động lời hứa đã thành sự thật
Tại nội dung Ngày về lịch sử, trưng bày cho thấy thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh dấu mốc son lịch sử, buộc địch phải ký hiệp định Genève và rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.
Sáng 10.10.1954, Ủy ban Quân chính Hà Nội và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh lớn, mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. 200.000 nhân dân thủ đô náo nức đón mừng đoàn quân thắng trận trở về. Cả Hà Nội hân hoan trong niềm vui giải phóng.
Nhớ về thời khắc lịch sử ấy, thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội, đã kể lại trong hồi ký của mình: "Càng tiến sâu vào trong lòng Hà Nội, càng khó nén nổi xúc động, mắt nhòa lệ vì niềm vui gặp mặt, niềm vui về lại thủ đô. Nhất là các cán bộ, chiến sĩ năm xưa đã chiến đấu trên mảnh đất này khi được lệnh ra đi đã hứa với Hà Nội "sẽ trở về", lời hứa đó hôm nay đã thành sự thật".
Đúng 15 giờ ngày 10.10.1954, còi Nhà hát lớn Hà Nội nổi lên. Toàn thành phố hướng về cột cờ thành Hoàng Diệu để làm lễ chào cờ lịch sử. Thiếu tướng Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào thủ đô. Lời kêu gọi, chúc mừng giản dị, gần gũi thân thương của Bác cũng chính là nỗi niềm mong ước, niềm vui hòa cùng khúc hoan ca rộn ràng trong trái tim mỗi cán bộ, chiến sĩ và người dân Hà thành.
Ông Nguyễn Tiến Hà, cựu tù chính trị nhà tù Hỏa Lò, nguyên cán bộ Mặt trận Quân sự Hà Nội, tham dự lễ chào cờ lịch sử chiều 10.10.1954, hồi tưởng: "Nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay hiên ngang trên đỉnh Cột cờ Hà Nội, tôi lặng đi vì xúc động. Tôi rưng rưng nước mắt nhớ về những đồng đội, đồng chí, đồng bào đã hy sinh. Tôi vô cùng biết ơn những liệt sĩ đã giúp tôi thực hiện lời thề ẩn giấu trong tên mình: Nguyễn Tiến Hà mà tôi đã chọn nghĩa là nguyện tiến về Hà Nội giải phóng thủ đô".